Tính hiệu quả Dải Bollinger

Các nghiên cứu khác nhau về tính hiệu quả của chiến lược dải Bollinger đã được thực hiện với các kết quả lẫn lộn. Năm 2007 Lento et al. công bố một phân tích sử dụng một loạt các khuôn thức (các thang thời gian trung bình trượt khác nhau, các khoảng độ lệch chuẩn khác nhau) và một loạt các thị trường (như Dow Jones và Forex)[6]. Phân tích các giao dịch kéo dài một thập niên, từ 1995 trở đi đã không tìm thấy chứng cứ về sự thực hiện vững chắc đối với cách tiếp cận "mua và nắm giữ" tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các tác giả lại phát hiện ra rằng sự đảo ngược chiến lược đơn giản ("phản dải Bollinger") lại có sự hoàn vốn dương trong một loạt các thị trường.

Các kết quả tương tự được tìm thấy trong một nghiên cứu khác, với kết luận rằng các chiến lược giao dịch dải Bollinger có thể có hiệu quả tại thị trường Trung Quốc, khi viết rằng: "Cuối cùng, chúng ta tìm thấy các hoàn vốn dương đáng kể từ các giao dịch mua sinh ra từ phiên bản ngược lại với ba quy tắc giao dịch kỹ thuật thường dùng: quy tắc đường giao cắt trung bình trượt, quy tắc đột phá kênh Donchian, và quy tắc giao dịch dải Bollinger, sau khi khấu trừ chi phí giao dịch 0,50 phần trăm."[7] (Bằng "phiên bản ngược lại", họ cho rằng nên mua khi quy tắc thông thường lại chỉ thị bán, và ngược lại). Một nghiên cứu gần đây kiểm tra áp dụng của chiến lược giao dịch dải Bollinger kết hợp với ADX cho các chỉ số thị trường cổ phiếu với các kết quả tương tự[8].

Một bài báo năm 2008 sử dụng dải Bollinger trong dự đoán đường cong lợi tức[9].

Các công ty như Forbes, Inc gợi ý rằng việc sử dụng dải Bollinger là chiến lược đơn giản và thường là hiệu quả nhưng các lệnh cắt lỗ nên được sử dụng để giảm thiểu thua lỗ từ áp lực thị trường[10].